jeudi 26 janvier 2012

rrrrrrrrrrrrrr

điên đéo thể chịu được.
đcm cả lũ chúng mày!!!!!!!!!!!!!!

lundi 23 janvier 2012

Camus. 1

Đầu năm mới thử dịch một bài. Sau này có về Sài Gòn, hãy nhớ đến lớp học của Bùi Văn Nam Sơn.

./.

Camus có phải là một triết gia?

Bài của Roger-Pol Droit, đăng trên báo Le Point.


Đã từng bị trí thức coi khinh, cánh tả rẻ rúng, cánh hữu bỏ rơi, Camus đơn thương độc mã suốt cả một thời kỳ. Thế nhưng ngày nay người ta đồng loạt tụng ca ông: một nhà văn thiên tài, một nhà văn dấn thân không do dự, một nhà báo tầm cỡ, một nhà soạn kịch tài ba, một nhà thơ... Dẫu chỉ được an táng tại nghĩa trang Lourmarin nhưng, kể từ bây giờ ông được " thờ phụng" trong điện Panthéon.


Tuy thế, hãy còn một điểm chưa sáng tỏ: liệu ta có thể xếp Camus vào hàng ngũ các triết gia?


Phía những luận điểm ủng hộ, thấy có: các chủ đề lớn được nêu qua các tập phê bình của ông - sự phi lý của thân phận con người  trong "Huyền thoại Sisyphe" (1942), cáo buộc những phục tùng cách mạng trong "Kẻ nổi loạn"(1957), sự hiện hữu của hai vấn đề đối lập trong khắp sáng tác của ông với, một bên là nhận định về thế giới vô vọng, một bên là ý chí phản kháng chống lại tất cả.


Phía những luận điểm phản đối, gồm có: con người đầy suy tư này không phải là bậc thầy ý niệm. Mặt khác, chính ông đã tự họa rằng: "Tôi không phải là triết gia và tôi chưa bao giờ có tham vọng đó". Hay, " Tại sao tôi là một nghệ sỹ mà không phải một triết gia? Bởi tôi tư duy theo ngôn ngữ chứ không theo tư tưởng".


Thật sai lầm nếu tin rằng vấn đề chỉ có thế. Bởi chính Camus đã đảo lộn ý nghĩa của những khẳng định và làm cho mọi thứ rối tung lên. Dưới con mắt của ông, viết tiểu thuyết chẳng kém phần triết lý so với phân tích lý thuyết. Trái lại, "chúng ta chỉ tư duy bằng hình tượng. Nếu muốn trở thành triết gia, hãy viết tiểu thuyết". Và hơn nữa "Những tình cảm, những hình ảnh sẽ khuếch trương tính triết lý lên gấp mười lần". Sẽ thật hồ đồ nếu nhận định rằng ông quá đơn giản. Không phải là một nhà lý luận, không sở hữu hệ thống hay biệt ngữ trong tiên liệu, đi từ sân khấu sang báo chí từ tiểu thuyết tới phê bình, đó hẳn là một phương cách lạ lùng để trở thành triết gia trong một thời kỳ đầy thử thách và bất lực. 


Thế nhưng Camus không hề võ đoán. Mối quan tâm của ông hiển nhiên chẳng phải là xây dựng một hệ thống lý luận chặt chẽ song, đường đi đã được vạch sẵn dựa trên sự nắm bắt những vấn đề cốt lõi - vốn được biết đến nhưng chưa được hiểu sâu sắc  - mở đầu bằng sự phi lý. Nếu khái niệm này cấu thành nền tảng, phông cảnh bất biến mà trên đó Camus diễn giải tư duy của mình, thì người ta thường quên không nhấn mạnh đến phương cách ông đã làm mới và tầm vóc của khái niệm đó. Ông không dừng lại ở nhận định rằng thế giới này hỗn độn, phi nghĩa lý. Ông đi sâu hơn trong Huyền thoại Sisyphe, rằng "sự phi lý nảy sinh từ đối chọi giữa tiếng gọi của con người và câm lặng vô lý của thế giới". Vì thế cần phải cùng làm rõ khát vọng hiểu biết vốn xoáy sâu nỗi cô đơn nơi con người và sự mất dấu dai dẳng của những câu trả lời. Rốt cục, những thứ ngoài tầm thấu hiểu của con người vốn thật điên rồ: sự ngự trị của tội ác, sự bất hiện hữu của tiến bộ, và hạn định của cái chết. 


P/s: học theo ng tiền nhiệm Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy dùng chiêu bài đưa các tên tuổi lớn vào điện Panthéon ngay trước kỳ tái tranh cử tổng thống - Camus là một trường hợp gây tranh cãi. Bởi vì ông là nhà văn ngoại ( gốc Algérie ), ông không hề bênh vực, hay đề cao dân tộc mình trong các tác phẩm chính. Cái này sẽ tìm hiểu sau.

dimanche 22 janvier 2012

./

Đêm trừ tịch càng kêu càng đắng!

Thôi thì cố sống cho hết kiếp phù trầm.

vendredi 13 janvier 2012

C.h

Đối với cuộc đời chung, tôi dường như tách biệt. Tôi lẻ loi, tôi ưa sự xa cách. Tôi quen với dò xét âm thầm.
Nhưng đôi khi, đối với một số người, tôi trở thành đáng mến. Bởi tôi nhìn thấy ở họ sự trìu mến không diễn tả được bằng lời. Đó là cảm giác dễ lây lan, đồng điệu.
Và những người đó không biết tên tôi, tôi không biết tên họ. Chỉ cần nhìn nhau chào hỏi, nắm tay, xuýt xoa rằng trời rét quá, mời nhau một ly cà phê rất rẻ.
Họ đến từ những nước nghèo đói. Họ làm những công việc tay chân thuần túy. Tôi đã tự hỏi, liệu có phải vì họ đáng thương mà tôi đâm ra gần gũi họ hơn không?
Chỗ làm việc có rất nhiều người gác cổng là da đen. Mấy người nữa là da trắng, một hai người có lẽ là dân ả rập. Tôi biết mặt từng người, với ai tôi cũng chào hỏi lễ độ, không quên mỉm cười rất thật. Có những chị lao công da đen ngày ngày đến lau sàn, cọ toa lét. Tôi thấy những người da đen cần mẫn đến tội nghiệp.
Ở đó có một chú da đen cao lớn, mặt rất hiền, thậm chí là ngây ngô. Tôi hay chào chú là sếp. Một tuần chú có ba ngày gác cổng. Chú làm việc ở đây và cả chỗ khác nữa. Khi chú kể như vậy, tôi thấy khâm phục lắm. Giờ nghỉ, tôi hay ra ngoài uống cà phê và hút thuốc. Gặp chú tôi sẽ mua thêm một cốc cacao hoặc một lon coca. Chú nói rằng chú không bao giờ uống cà phê, thuốc lá càng không dám động tới. Thực là một con người mẫu mực, yêu đời, hồn nhiên. Câu chuyện của chúng tôi không bao giờ kéo dài quá năm phút. Tôi chỉ dành độ mươi phút để giải quyết xong cơn nghiện, và tôi thích một mình hơn. Dù thế, chúng tôi cũng đã hỏi han nhau thân thiết hơn những người gác cổng khác. Hồi đầu chú còn nhầm tôi là dân thái lan, suốt ngày hỏi tôi bangkok có đẹp không blah blah. Có hôm gặp chú ngồi sau cửa kính đọc báo, gần cái lò sưởi điện có dây may xo đỏ lòm, tôi than weekend này chán quá. Chú đã gợi ý cho tôi đến bảo tàng  Quai du Branly - một nơi, tôi chưa bao giờ nghĩ, dân lao động chân tay lại có nhã hứng tới. Chú khiến tôi ngạc nhiên, chú là người da đen to lớn, ngây ngô kia mà.
Hôm nay tôi lại gặp chú, lại chào ah sếp, khỏe không, lâu ngày quá nhỉ. Chú người nhe hàm răng trắng bóc, mắt tít lại, hai gò má tròn vút lên. Giơ bàn tay khổng lồ ra nắm lấy bàn tay bé nhỏ của tôi, chú lắc qua lắc lại. Ba tuần rồi đấy nhé, chúc mừng năm mới sếp nhỏ nhé. Chú đi đâu thế, nghỉ lâu thế kia à, từ hôm đi làm lại đến giờ mới gặp chú đấy.
Và rồi chú kể cho tôi nghe kỳ nghỉ đã làm những gì. Nào có gì nhiều nhặn nhỉ. Chú lái xe qua Đức đón mấy đứa con về ăn tết. Tôi hỏi, bọn trẻ con ở bên ấy mà chú lại ở đây? À, cách đây mấy năm vợ chú đưa con sang bên ấy chơi với bà chị ruột. Rồi tình cờ gặp một người đàn ông nên cô ta ở lại luôn. Ra vậy.
Tôi nhìn sang phía thư viện. Trời tối rồi, người chỉ đi ra chứ không thấy đi vào nữa.
Sếp nhỏ thì sao? Đã nghĩ đến việc có con chưa?
Tôi cười ngất. Chưa có thời gian chú à. Còn phải kiếm tiền đã.
Này cô bé, nhìn vào mắt ta xem nào. Nói cho thật chứ. Tuổi như thế sao lại thốt những lời như thế nhỉ?
Sao cơ ạ? Thật ra thì...cái đó là số phận. Cháu chỉ không kiếm tìm thôi.
Ôi ôi, như vậy là không được, không phải là cuộc sống đâu.
Chú xoay vai tôi lại. Cháu bao nhiêu tuổi nhỉ? 27 hay 28?
Nhiều lắm rồi ạ.
Vấn đề không phải là nhiều.
Vâng, thế chú vẫn ở vậy từ khi cô ấy mang bọn trẻ đi à?

Người da đen cao lớn đẩy tôi ra phía trước, chỉ cho tôi chiếc xe nào đó trong một dãy xe đậu trước thư viện.
Thấy không, hồi đó chú mua chiếc xe to đủ chỗ cho cả nhà. Mới mua xong thì cô ấy đi mất. Cô ấy vẫn hỏi chú rằng nếu một hôm nào đó cô ấy muốn trở lại thì sao. Chú bảo chú sẵn sàng đợi.

Đôi mắt chú cười. Đôi mắt nhìn đâu đó trong đêm tối.
Tôi thở dài trong đêm tối.

Mỗi lần chú sang Đức thăm con, chú ở khách sạn và đón bọn trẻ. Bây giờ chú có hai công việc, tiền kiếm dư dả lắm, ăn tiêu cũng chẳng bao nhiêu.
Chú nói cho tôi, mà như nói với lòng mình, như chờ đợi chuyện gì đó xảy ra.

Biết đâu nhỉ!

Tôi dụi tắt điếu thuốc rồi tạm biệt người da đen cao lớn.

Ngoài trời người đi vội vã.

Chỉ chúng tôi là nhởn nhơ, không hơi ấm.

jeudi 12 janvier 2012

E. F

Câu chuyện này trở lại lần thứ ba.

Tôi vẫn nhớ, lần đầu tiên đọc bức thư ấy, tôi khóc. Giản đơn, nhưng mãnh liệt và chân thực. Đó là những điều người ta khát khao nhất khi cận kề cái chết.
(thư của Naoe gửi Noriko)

Vâng, thì anh thuộc về hư vô.

Tôi cũng có hơn gì?

Năm năm trước, hay là sáu năm nhỉ? Tôi tìm kiếm một con đường khác, trắc trở và lông bông hơn rất nhiều so với con đường người lớn vạch ra cho tôi. Những ngày mùa đông lây rây mưa bụi, tôi háo hức khoác lên vai túi vẽ, đi đến lớp. Những chiều muộn ngồi co ro trong phòng học, tôi nghe giảng về "dấu vết", tôi đã nghĩ ngay về anh. Không ai nhìn thấy gió, người ta vốn chỉ nhìn thấy bụi bốc lên, cây lá ngả nghiêng. Ừ, người ta chỉ nhìn thấy dấu vết của cái gì đó mà thôi. Một cái gì bất khả nắm giữ, bất khả sở hữu. Tôi đã viết rằng, anh thuộc về hư vô.

Nhưng tuổi ấy, tôi chưa ý thức nổi, tôi cũng không thuộc sở hữu của bất cứ một ai.

Ngày hôm nay, anh vẫn còn chưa biết hết những điều tôi nghĩ. Đúng hơn, anh vẫn còn chưa biết tôi. Chưa biết trái tim tôi. Trái tim chỉ thuần túy hoặc yêu hoặc ghét. Anh vốn chỉ nhìn ở bề mặt, tôi vốn thích chiều sâu. Anh nồng nhiệt với hết thảy mọi người, tôi lặng lẽ với những gì gần gũi bản chất tôi. Anh hớn hở và tôi lầm lì. Anh không hiểu tôi nhưng ruột gan anh tôi thừa biết. Phải, tôi thừa biết và tôi chua chát. Sự nhạy bén đôi khi lại là một món quà tai quái từ thượng đế. Có những lúc tôi ước mình đừng thấu suốt người khác như vậy. Có những lúc tôi khẩn thiết cầu mong ngu dốt đi vài bậc để mà tin vào màn kịch trước mắt. Có những lúc, tôi tự hỏi rất đau đớn: tại sao thế nhỉ, tại sao tôi đã từng yêu anh như thế và bây giờ tình yêu đó ở đâu rồi?
Tôi cực kì muốn hiểu tại sao.
Tôi đã phớt lờ những lời an ủi rỗng tuếch. Tôi phớt lờ cả những lời xúc xiểm cay độc. Tôi thậm chí còn cười khan vào những thú nhận mùi mẫn và rẻ tiền từ miệng anh.
Tôi chỉ không hiểu vì sao.

Con người, vĩnh viễn không sống vì người khác được đâu. Và, tôi xin rút lại những lời ngu xuẩn tôi đã thốt ra khi xưa: em không thể sống như thế này, nhìn thấy anh mà không được chạm tay vào nữa. Tôi vẫn sống, anh vẫn sống, chúng ta thi thoảng đi qua nhau. Chỉ có tình yêu là biến mất. Hãy nói với tôi, nếu anh có thể nói, vì sao lại thế?

Tôi ngồi lặng lẽ trên phiến bê tông. Tôi biết anh ở đó, tôi nghe thấy tiếng anh, tôi cảm thấy sự hiện diện của anh. Nhưng tại sao tôi không hề mất tự chủ? Tại sao tôi không hề phản ứng?

Anh bước qua tôi, ngẩng đầu nhìn và nói. Tôi chờ anh dứt lời, ném cho anh một cái nhìn không thể lạnh lẽo ngán ngẩm hơn. Cái nhìn chán chường nhất, buồn nôn nhất, ghẻ lạnh nhất và chân thực nhất của tôi. Anh có đau lòng không?

Tôi thì không.

Yêu và ghét, tôi không có quyền trao cho ai cả. Chuyện đó trái tim tôi tự quyết hoàn toàn.

Cũng như anh, tôi thuộc về hư vô.
Không như anh, trái tim tôi tự do tuyệt đối.

lundi 9 janvier 2012

work

Những việc phải làm trong năm nay:

. Serie "the duo"
. Tiết kiệm tiền.
. Mua ống kính mới.
. Đi bụi.

vendredi 6 janvier 2012

et toi et moi et cette vie de merde

không xứ sở
bàn tay tôi ngang dọc đường đi.

mùa đông trắng
mùa đông đen
lũ quạ láo nháo trong lùm cây
loan tin mặt trời tắt thở
ngày và đêm vội vã chia nhau
mỗi thằng một nửa
trắng.đen

qua lối công viên
sáng nhờ nhệch tối
những bóng người xam xám trong mưa
mùa đông tro bụi.

sợ quá những lời hỏi han
khỏe không. có gì mới
"rồi sao?
"

kiến ơi mình đi chơi đi
hôm nay tao buồn lắm
buồn lắm
mày tha gạo nữa làm gì?

bò ơi nếu có kiếp sau
tao làm ngọn cỏ nhé
muốn nghe tiếng u ơ của mày
hơn tiếng đồng loại tao
xủng xà xủng xoẻng.

Bầy quạ xì xào
Dưới gốc cây
Một bóng người
nằm
im 
như chết.

Tôi có một nỗi buồn
Như khí lạnh thốc lên 
Từ Mộ
không xác thân
Chỉ rạt rào bóng tối.

Người nói
Người nguyền rủa
Người nhiếc móc
Tôi thở một chữ
"Tùy"

Biết đâu mai không còn thở nữa.

jeudi 5 janvier 2012

M.


Cảm ơn anh đã đến trong đời.
Đã dạy tôi thật thà.
Đã dạy tôi mất mát.
Đã dạy tôi bi kịch cũng có nhiều dịu ngọt.
Đã dạy tôi tuyệt vọng.
Đã dạy tôi mỉm cười trong đêm sâu.

Đã yêu tôi
Đã xa tôi
Đã vĩnh viễn không còn gặp lại tôi.


Cảm ơn.

mercredi 4 janvier 2012

fuck

Tiền!
Tiền!
Tiền!

Còn gì có giá trong đời này ngoài tiền nữa không?

E rằng không!